ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CÂY CÀ CHUA
- Rễ: rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0.5-1m. Rễ cái thường bị đứt khi cây ra rễ phụ, hệ thống rễ phụ rất phát trển và phân bố rộng. Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát trển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ như ý muốn ta chỉ việc tỉa cành, bấm ngọn.
- Thân: Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ.
Tùy theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng khác nhau:
+ Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2 m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11, sau đó, cách 34 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày.
+ Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9, sau đó, cách 1-2 lá cho chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây được 4-6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngọn, cây ngừng cao. Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung.
+ Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loai này nhiều hơn khoảng 8-10 chùm.
+ Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch cơ giới.
- Lá: lá kép lông chim
- Hoa: Hoa mọc thành chùm trên thân thông thường mỗi chùm 6-12 bông hoa. Do cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên không hấp dẫn côn trùng, hạt phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra.
- Quả: quả mọng nước, hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, trong quả chia ra làm 2 hay nhiều khoang.
- Hạt: hạt nhỏ hẹp nhiều lông màu vàng sáng hơi tối.