Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây thanh long
1.6.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Tại Florida khuyến cáo cây thanh long nên được bón phân thường xuyên khoảng 2 tháng/ lần, NPK với các công thức: 6-6-6, 8-3-9, 8-4-12 với lượng dùng 118gr/cây và sữ dụng thêm 1,2kg phân hữu cơ cho 1 gốc trong năm thứ nhất, trong những năm tiếp theo tăng dần lượng phân bón theo công công thức NPK ở trên 136gr – 182 gr/ cây/ lần, phân bón hữu cơ cũng tăng lên khoảng 2,7 kg mỗi cây (Jonathan và Carlos, 2016).
Theo Tripathi và ctv, (2016) tại trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở Ấn Độ khuyến cáo nên bón phân 3 lần/năm đối với cây thanh long với liều lượng khuyến cáo cho các năm như sau:
Bảng 1.3 Liều lượng khuyến cáo cho cây thanh long tại Ấn Độ
Tuổi vườn |
|
Lượng khuyến cáo/trụ/năm |
||||
Hữu cơ (kg) |
N (g) |
P2O5 (g) |
K2O (g) |
|||
1 năm |
15 |
200 |
50 |
50 |
||
2 năm 3 và hơn 3 năm |
15 20 |
200 500 |
50 750 |
50 300 |
||
1.5.1. Tình hình sử dụng phân hữu cơ và phân lân cho thanh long ở nước ngoài
Ở Philippines, lượng phân bón được khuyến cáo cho cây thanh long là phân hữu cơ kết hợp với hỗn hợp NPK 14 - 14 - 14. Liều lượng 2 kg phân hữu cơ + 25 g Urê + 75 g NPK 14 - 14 - 14 có thể áp dụng cho cây thanh long với chu kỳ bón 6 tháng/lần (Estellena, 2011).
Theo kết quả nghiên cứu trên đất giàu sét và kali, lân trung bình và nghèo chất hữu cơ ở Thái Lan, năng suất và phẩm chất của trái thanh long cao nhất khi bón urê (Muchjajib, 2010) .
Ở Florida, thời điểm bón phân cho thanh long bắt đầu sau 1 tháng trồng và bón định kỳ 2 tháng/lần phân NPK (Crane và Balerdi, 2009).
Cây thanh long yêu cầu một lượng phân bón thích hợp để cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Các khuyến cáo về mức phân bón thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau của từng quốc gia, từng vùng canh tác. Liều lượng phân NPK 13 - 13 - 13 được khuyến cáo ở Đài Loan là 100 g/cây. Ở Hawai, hỗn hợp phân NPK 16 - 16 - 16 được bón với liều lượng từ 180 - 230 g/cây với chu kỳ bón từ 4 - 6 tháng/lần (Gunasena và ctv., 2007).
Kết quả nghiên cứu của Alwis (2006) tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp tại Makandura (SriLanka) đề nghị hỗn hợp NPK tỷ lệ 1 : 1 : 2 với liều lượng 30 - 40 g/cây chia làm 3 lần bón trong một năm. Trong khi tại vùng Bulathsinhala sử dụng phân chuồng với các liều lượng khác nhau, cộng với phân hỗn hợp 15N - 5P - 15K - 8S -1,6Mg + TE nhập khẩu từ Thái Lan và bón với liều lượng 100 g/cây/năm. Ở Israel phân bón với lượng nhỏ hòa tan và bón qua hệ thống tưới (Raveh và ctv, 1997); khuyến cáo liều lượng phân bón là 35 ppm tưới phân bón 23N - 7P2O5 - K2O bón qua hệ thống tưới (Mizrahi và Nerd, 1999).
Theo Bộ Nông nghiệp Malaysia, giai đoạn đầu đến 6 tháng dùng NPK 15 - 15 - 15 là 100 g/trụ, 2 tháng/lần; từ tháng thứ 7 trở đi NPK 15 - 15 - 15 là 200 g/trụ, 2 tháng/lần; giai đoạn mang trái NPK 13 - 13 - 21 bón 300 g/trụ và NPK 15 - 15 - 15 bón 300 g/trụ luân phiên mỗi tháng/lần.
1.5.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ và phân lân cho thanh long ở trong nước
Ở Việt Nam giống thanh long ruột trắng được trồng phổ biến hơn thanh long ruột đỏ. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau nên nhu cầu phân bón cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ tương đối giống nhau giữa các giống trong từng thời kỳ sinh trưởng. Năng suất và chất lượng trái thanh long phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân.
Nhiều kết quả nghiên cứu về số lượng và thời kỳ bón phân cho thanh long đã được công bố. Tổng hợp các công trình nghiên cứu của Nguyễn Như Hiến (2000), Nguyễn Văn Kế (1997), Dương Hoa Xô (2006) được trình bày trong Bảng 1.1
Bảng 1.2. Liều lượng phân bón cho thanh long (kg/trụ/năm).
Giai đoạn |
N |
P2O5 |
K2O |
Phân chuồng |
Kiến thiết cơ bản |
0,13 - 1,58 |
0,03 - 0,86 |
0,02 - 0,36 |
10 – 50 |
Kinh doanh |
0,17 - 0,86 |
0,12 - 0,75 |
0,17 - 0,75 |
15 – 50 |
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), số lần và thời kỳ bón phân cho thanh long nên chia làm 3 lần chính trong năm, vào các giai đoạn sau:
- Lần 1: tháng 10 - 11, sau khi tỉa cành để thúc đẩy đợt cành đầu tiên.
- Lần 2: cách lần 1 độ 40 ngày, thúc đẩy đợt cành thứ 2.
- Lần 3: vào tháng 3, thúc đẩy đợt cành cuối cùng và làm đợt cành đầu tiên phân hóa mầm hoa.
Bảng 1.3. Thời gian bón phân cho thanh long giai đoạn kinh doanh (kg/trụ).
Tháng |
Vườn 3 - 5 năm tuổi |
Vườn > 5 năm tuổi |
||||
N |
P2O5 |
K2O |
N |
P2O5 |
K2O |
|
9 - 10 |
0,09 |
0,58 |
0 |
0,12 |
0,58 |
0 |
12 |
0,09 |
0 |
0,09 |
0,115 |
0 |
0,15 |
2 |
0,09 |
0 |
0,09 |
0,115 |
0 |
0,15 |
4 |
0,05 |
0 |
0,09 |
0,115 |
0 |
0,09 |
5 |
0,05 |
0 |
0,06 |
0,115 |
0 |
0,09 |
Lần thứ 6 - 8 |
Bón với liều lượng như lần 5, mỗi tháng/lần |
(Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, 2008)
Theo Dương Hoa Xô (2006), có nhiều qui trình bón phân cho thanh long, tùy liều lượng bón tùy theo vùng canh tác thanh long có khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất chia ra hai thời kỳ: kiết thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
Trong điều kiện thâm canh cây thanh long (xử lý ra hoa trái vụ 2 đợt/năm, công thức bón phân NPK với hàm lượng cao (750 g N + 750 g P2O5 + 750 g K2O/trụ/năm) kết hợp với 2 - 4 kg phân hữu cơ (humix gà) tăng năng suất từ 54,11 - 55,51 kg/trụ/năm, cải thiện độ chắc của thịt trái, tăng hàm lượng TSS, đường tổng số, đường khử và vitamin C (Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu, 2011).
Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (1997) và Nguyễn Minh Châu (2000), bón phân NPK với hàm lượng 250 g N + 250 g P2O5 + 250 g K2O + 14 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc NPK với hàm lượng 375 g N + 375 g P2O5 + 375 g K2O + 7 kg phân hữu cơ vi sinh đều làm tăng năng suất so với đối chứng NPK với hàm lượng 350 g N + 200 g P2O5 + 150 g K2O + 14 kg phân hữu cơ vi sinh bón theo nông dân.
Kết quả nghiên cứu trên cây thanh long bón phân với liều lượng 540 g N + 720 g P2O5 + 300 g K2O + 20 kg phân hữu cơ/trụ/năm đã làm tăng năng suất và phẩm chất trái thanh long so với nghiệm thức đối chứng 350 g N + 200 g P2O5 + 300 g K2O/trụ/năm (Trần Minh Trí và ctv., 2000).
Kết quả thí nghiệm phân bón trên cây thanh long 4 năm tuổi trong thời gian 3 năm từ năm 1995 đến năm 1997 ở Bình Thuận cho thấy 730 g N + 680 g P2O5 + 680 g K2O/trụ/năm mang lại năng suất cao nhất (Nguyễn Như Hiến, 2000).
Đối với cây thanh long nhỏ hơn 3 năm tuổi, lượng phân chuồng bón lót được khuyến cáo là 10 - 15 kg kết hợp với 100 g Super lân/cây. Trong hai năm đầu tiên, mỗi năm bổ sung thêm 300 g urê và 200 g phân hỗn hợp NPK 16 - 16 - 8, chia làm 3 lần bón tại các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau khi trồng (Nguyễn Văn Kế, 1997).
Lượng phân khoáng bón cho thanh long biến động rất lớn, N: 64 - 1.100 g N/trụ/năm; P: 100 - 750 g P2O5/trụ/năm; K: 100 - 750 g K2O/trụ/năm. Nhìn chung phân bón cho cây thanh long chủ yếu là phân hữu cơ và NPK nhưng tỷ lệ và số lượng bao nhiêu để cho năng suất và hiệu quả cao; phun chất kích thích sinh trưởng thực vật và phân bón lá có kết quả nhưng không ổn định (Mai Văn Quyền và ctv., 1995).
Theo kết quả điều tra (Mai Văn Quyền và ctv., 1995) thanh long trồng ở Châu Thành, Long An, nông dân thường bón từ 200 – 400 g P2O5/trụ/năm; ở Tiền Giang bón 340 - 580 g P2O5/trụ/năm (Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 1997). Khuyến cáo nên bón 2 - 3 kg lân/trụ/năm (320 - 480 g P2O5/trụ/năm) (Hoàng Khắc Tường, 1990).
Theo Vũ Công Hậu (1996), phân bón cho thanh long chủ yếu là phân chuồng: 10 - 20 kg và phân NPK (16 - 16- 8) bón 400 - 500 g/trụ/năm. Tăng lượng phân chuồng: số trái, khối lượng trái, tỷ lệ trái ≥ 400 g và năng suất tăng lên rõ rệt (Nguyễn Quang Luận, 1993). Phân chuồng còn có tác dụng tăng số cành 1,7 - 2,9 lần và làm cho cành phát triển nhanh hơn so với không bón phân chuồng (Phan Thị Quế Khanh, 1991).
Th.s Trần Thị Vũ Phương