RẦY NÂU (MUỘI NÂU) Nilaparvata lugens Stal. Hại Lúa

Ngày đăng: 31-12-2017 12:32:08

RẦY NÂU (MUỘI NÂU)Nilaparvata lugens Stal.
Tên khác: N. oryzae Mats.
Họ muội bay (Delphacidae)
Bộ cánh ñều (Homoptera)

 

Phân bố rất rộng, trên thế giới, chúng có mặt ở Trung quốc, Đông Nam á, Ấn Độ, Triều Tiên, úc.

Trong nước, rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nhất là các vùng lúa thâm canh. Chúng có mặt ở vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến các vùng núi cao như điện Biên, Mù Căng Chải (Nguyễn Công Thuật, 1996). ở Việt Nam, do cách biệt về địa lý mà điểm ranh giới cách biệt là đèo Hải Vân, nơi hướng gió tây nam đổi hướng ra biển đông, ngăn chặn sự lây lan của các quần thể rầy nâu giữa 2 miền đã hình thành nên 2 quần thể rầy nâu ở miền Nam và ở miền Bắc.

1)    Ký chủ

Ngoài cây lúa, rầy nâu có thể phá hại trên các cây ngô, lúa mì, mạch, kê, cỏ gấu, cỏ lồng vực.

  • Triu chng và mc đgây hi

Trong vòng 30 năm qua, rầy nâu luôn luôn là 1 trong các loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lúa. Trong các năm cuối của thập kỷ 70, 80 diện tích bị nhiễm rầy nâu dao động quanh 1,0 triệu ha. Diện tích bị nhiễm nặng thường từ một vài trăm ha đến hàng nghìn ha. Trong các năm 1999, 2000 diện tích bị nhiễm rầy nâu và một phần là rầy lưng trắng cả nước là 570 000 ha, trong đó có 34.000 bị nhiễm nặng và có 420 ha bị cháy rầy. Mật độ rầy phổ biến là 1000-4000 con/m2, nơi cao là 5000-10 000 con/m2. Năm 2000, ở miền Bắc có 208 000 ha bị nhiễm, trong đó có 66 000 ha bị nhiễm nặng (Trung tâm BVTV phía Băc, 2000). Ở miền Nam trong 2 năm 1999, 2000 diện tích nhiễm rầy tương ứng là 340 000 ha và 190 000 ha (Hồ Văn Chiến và CTV, 2000). Xu thế gây hại của rầy nâu vẫn có chiều hướng tăng cao bởi vì giống lúa nhiễm rầy ngày càng được dùng rộng rãi trên 70% diện tích. Chẳng hạn năm 1999, ở Nam Bộ tỷ lệ giống nhiễm rầy là 70% vào vụ đông xuân và 100% vào vụ mùa, trong khi đó ở miền Bắc các giống nhiễm rầy như C 70, VN10, lúa lai, lúa thuần Trung Quốc chiếm từ 70-90% diện tích (Cục BVTV, 2000).

Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Bị hại năng chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng, năng suất có thể giảm tới 50% hoặc mất trắng. Thông thường khi bị hại chúng tạo nên các vết hại màu nâu đậm. Nếu bị rầy hại nặng thì phần dưới thân cây lúa có màu nâu đen. Do tổ chức dẫn nhựa cây bị phá hại nghiêm trọng làm cho cây lúa bị khô héo và chết. Lúa ở thời kỳ làm đòng và trỗ nếu bị rầy hại nặng thì tác hại càng nghiêm trọng hơn. Rầy có thể hút nhựa ở cuống đòng non, đồng thời rầy cái chích rách mô thân cây để đẻ trứng. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ một vài m2, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới 1 vài ha hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.

Rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá làm cho cây lúa tuy vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.

3)    Hình thái

 

Rầy trưởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn

Dạng cánh dài: con cái dài (kể cả cánh) 4,5 - 5 mm. Mặt bụng màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Mắt kép màu nâu non, mắt đơn hai màu nâu đỏ, phần gốc râu có 2 đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ, nhiều đốm. Trên mảnh lưng ngực trước và phiến mai đều có bụng rộng, phía cuối dạng rãnh. Con đực dài (kể cả cánh) 3,6 - 4 mm. đa số màu nâu tối, bé, gầy hơn con cái, cuối bụng dạng loa kèn.

Dạng cánh ngắn: Con cái dài 3, 5 - 4 mm, thô, lớn. Cánh trước kéo dài tới giữa đốt bụng thứ 6 bằng 1/2 chiều dài cánh trước của dạng cánh dài. Con đực dài 2 - 2,5 mm, gày, đa số màu nâu đen, cánh trước déo dài tới 2/3 chiều dài của bụng.


- Rây non: lưng màu nâu đậm. Phần ngực có đốm dạng mây không quy củ. đốt

 

Hình 1. Rầy nâu

  1. Rầy trưởng thành cánh dài;
  2. Rầy non tuổi 5;
  3. Rầy cái ;
  4. Rầy đực cánh ngắn;
  5. Rầy cái cánh ngắn

thứ 4 - 5 phần bụng có vân ngang màu hổ phách, bụng màu trắng sữa, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ 4 của bụng.

  • Trứng hình bầu dục dài hơi cong, cuối quả trứng hơi thon, nắp quả trứng tựa hình (theo Học viện Nông nghiệp Tây Bắc, Trung Quốc)

 

4)    Tập tính sinh sống và qui luật phát sinh gây hại

Rầy trưởng thành thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa phía dưới khóm để hút nhựa. Khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác, hoặc xuống nước, hoặc bay xa đến chỗ khác. Ban ngày trưởng thành ít hoạt đở trên lá lúa. Chiều tối bò lên phía trên thân lúa hoặc lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân lúa đã cứng khô thì ban ngày chúng tập trung phía trên cây lúa hoặc gần chỗ non mềm của cuống bông để hút nhựa. Rầy trưởng thành có xu tính ánh sáng mạnh (trừ rầy trưởng thành dạng cánh ngắn) do đó đêm tối trời, lặng gió, trời bức, chúng bay vào đèn nhiều nhất là khoảng 20-23 giờ.

 

Tỷ lệ rầy cái và đực biến động và phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và trạng thái của cây lúa. Thời kỳ lúa đẻ nhánh - ngậm sữa, lúc dả nh lúa còn non mềm thì tỷ lệ rầy cái 70-80 %, còn khi thân lúa đã cứng (lúc lúa chín) thì tỷ lệ rầy cái và rầy đực tương đương.

Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào ñiều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng. độ nhiệt thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều. độ nhiệt cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều. Rầy dạng cánh ngắn có thời gian sống dài, tỷ lệ cái/đực cao, số lượng trứng cao hơn loại cánh dài. Hơn nữa, rầy cánh ngắn đẻ trứng sớm hơn (vòng đời ngắn hơn) rầy cánh dài. Vì thế, khi rầy cánh ngắn xuất hiện nhiều thì hiện tượng “cháy rầy” dễ xảy ra. Quá trình phát sinh của rầy như sau: đầu vụ dạng cánh dài di cư từ lúa chét, cỏ dại, mạ vào ruộng lúa, đại đa số chúng là dạng cánh dài. Gặp lúa đẻ nhánh chúng sinh ra rầy non mà đa số sau này hình thành rầy cánh ngắn. Sự thay đổi tỷ lệ 2 loại hình trong quá trình phát triển của cây lúa như sau: đầu vụ 90-100% cánh dài; Bắt đầu đẻ rộ 15-20% cánh ngắn; Ngậm sữa 70-80% cánh ngắn và tới khi lúa chín tỷ lệ rầy cánh ngắn chỉ còn 20-25%. Tuy nhiên khi mật độ rầy quá cao mặc dù lúa còn đang trong giai đoạn đẻ rộ đến chín sữa, tỷ lệ rầy cánh dài có xu thế tăng mạnh, chúng cần phải bay ñi tìm nơi có thức ăn thích hợp hơn.

Rầy trưởng thành sau khi vũ hoá 3 - 5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, thời gian đẻ trứng dài. Mỗi con cái có khả năng đẻ từ 50-600 quả trứng. Chúng thường ñẻ trứng vào buổi chiều. Trưởng thành đẻ trứng vào bẹ lá thành từng ổ ở phía dưới của cây lúa hoặc trong mô thân non, tạo nên những đốm nhỏ màu trắng đục, sau chuyển thành màu hơi nâu. Trứng hình quả chuối, trước khi nở 3-5 ngày phía đầu có điểm mắt màu nâu đỏ. Phía trên, ổ trứng xếp thành hàng đơn, phần dưới ổ trứng các quả trứng xếp thành hàng kép. Mỗi ổ có từ 3 - 48 trứng. Thông thường 15 - 30 trứng. Ngoài lúa, rầy cũng thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực, có khi số lượng rầy trên cỏ lồng vực nhiều hơn trên mạ. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sau biến thành màu vàng xám. Trứng nở rải rác trong một ngày. Tỷ lệ trứng nở cao trên 90%.

Rầy non có 5 tuổi, ít di động, thường tập trung hút dịch cây ở phần dưới khóm lúa. Nếu khua động có thể nhảy hoặc bò trốn.

Thời gian phát dục các giai đoạn của rầy nâu biến động phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh. Rầy nâu có vòng đời ngắn trung bình từ 20-30 ngày. Trong vụ xuân vòng đời là 25-30 ngày, trong vụ mùa vòng đời là 20-25 ngày. Rầy trưởng thành có thể sống từ 3 - 50 ngày. Trung bình thời gian phát dục các giai đoạn của rầy nâu biến động như sau: Trứng 6-8 ngày. Rầy non 12 - 14 ngày (mỗi tuổi 2-3 ngày).

Rầy nâu phát sinh gây hại, đầu tiên thành từng vạt giữa ruộng, sau đó lan dần ra quanh ruộng. Những ruộng trũng, đất tốt rầy thường phát sinh mạnh. Khi mật độ rầy cao, trong ruộng thường xuất hiện “váng rầy” là váng mỏng lan toả trong ruộng. Do rầy tiết ra chất ñường mật nên nấm muội đen phát triển bám vào thân cây lúa. Qui luật phát sinh và mức độ gây hại liên quan nhiều yếu tố sinh cảnh. Thường thường khi nhiệt ñộ không khí cao, ẩm độ cao, lượng mưa nhiều trong một thời gian, sau đó trời hửng nắng thì rầy nâu dễ phát sinh thành dịch. Thông thường nhiệt độ 20 - 300C và ẩm độ từ 80 - 85% là điều kiện thích hợp cho rầy nâu sinh sống và phát triển.

Hàng năm ở miền Bắc, rầy nâu có thể hình thành 7-8 lứa. Trong đó có 4 lứa cần được chú ý theo dõi là lứa rầy 2-3 phá hại vào tháng 4 - 5 (đối với vụ chiêm xuân đặc biệt vùng chiêm trũng) và lứa 5-6 phát sinh vào tháng 7-9.

Quần thể rầy nâu ở đồng bằng sông Hồng đang có sự thay đổi về độc tính. Một số giống trước đây (1990-1993) xác định là kháng rầy như ASD7 (gen bph2) nay đã nhiễm ở cấp 9. Giống CR 203 tính kháng rầy vẫn ổn định. đánh giá tại viện BVTV năm 1997, 1999 thấy rằng có 46 giống/dòng lai có sức kháng rầy tốt (cấp 1-3/9), trong đó có 6 dòng có triển vọng, 2 dòng có đặc tính nông học tốt (Nguyễn Công Thuật và CTV, 2000). Nghiên cứu mới đây của Trường đại học nông nghiệp I chỉ ra rằng độc tính của 2 quần thể rầy nâu ở Hà Nội và Tiền Giang ñã thay đổi mạnh mẽ. Trong các giống mang 5 gien kháng rầy, biotype1 đến biotype 5, chỉ còn giống mang gien bph 3 giữ được tính kháng đối với cả rầy Tiền Giang và rầy Hà Nội và giống mang gien bph 4giữ được tính kháng ñối với rầy Hà Nội (Nguyễn văn Đĩnh và CTV, 2004).

Thiên địch rầy nâu và rầy lưng trắng gồm 84 loài trong đó có 65 loài bắt mồi, 14 loài ký sinh và 5 vi sinh vật và tuyến trùng (Phạm Văn Lầm, 2001). Trong số này theo Phạm văn Lầm (2002) có 16 loài thiên địch chính. Nhóm kí sinh trứng gồm 6 loài trong đó có 4 loài thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa. đáng chú ý nhất là 2 loài Anagrus flaveolus A. optabilis. Số liệu thu thập từ năm 1980 đến 1992 cho thấy tỷ lệ trứng bị ký sinh khác nhau theo vùng, thấp nhất là Hưng Yên (1,4-16,8%) và cao nhất là Cần Thơ (20,3-67,8%). Nhóm bắt mồi có vai trò quan trọng đặc biệt là 2 loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis và nhện sói vân đinh ba Pardosa.pseudoannulata. đây là các loài chiếm vị trí số lượng khá cao và có sức ăn rầy nâu cao. Sức ăn rầy trong 1 ngày của trưởng thành bọ xít mù xanh và nhện sói vân đinh ba tương ứng là 15,8 – 20,5 trứng và 17,3 – 34,1 rầy non tuổi 5.

Mặc dù áp dụng biện pháp IPM khá rộng, nhưng tác hại của rầy nâu trong một số năm gần đây không giảm mà có xu thế tăng. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2000) thì nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm:

  • Các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc là những giống nhiễm rầy được đưa vào cơ cấu rất cao, nơi ít là 50 % còn nơi nhiều chiếm 87-97%. ðó là các giống ải 32, Bắc thơm., Tạp giao, Khang dân, Q4, Q5. Trong khi đó giảm mạnh các giống kháng rầy như CR 203, IR
  • Tỷ lệ trứng nở cao, đạt 88-90%
  • Tỷ lệ kí sinh, bắt mồi thấp
  • Điều kiện nhiệt độ 24-25 0C, ẩm độ 90%, nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho sự phát triển của rầy.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Ngưỡng kinh tế của rầy nâu là 10-20 con/khóm đối với đồng băng sông Cửu Long (Lương Minh Châu, 1987). Còn ở đồng bằng Sông Hồng là 6-9 rầy/khóm giai đoạn lúa làm đòng, 17-25 rầy/khóm giai đoạn lúa trỗ (Nguyễn Trường Thành,1999). Giai đoạn xung yếu của cây lúa ñối với rầy nây là khi lúa trỗ-chín.

5)    Biện pháp phòng chống

Áp dụng chương trình IPM một cách triệt ñể là biện pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy nâu một cách lâu bền. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Sử dụng giống kháng rầy, kể cả các giống kháng cao và các giống kháng vừa
  • Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.
  • Nếu có điều kiện nên áp dụng kiểu canh tác lúa cá
  • Khi lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng vừa có tác dụng làm sục bùn, vịt con còn có thể ăn rầy nâu, làm giảm khả năng tích luỹ mật độ của rầy.
  • Trên những ruộng lúa có nước, có thể sử dụng biện pháp rắc cát có tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy “giả chết” rơi xuống nước, khi bò lên dầu vít lỗ thở của chúng làm cho chúng bị chết.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn thiên địch phong phú của rầy nâu cư trú và phát triển bằng cách ở những nơi có thể luân canh với cây trồng khác hoặc trồng xen cây trồng khác với lúa
  • Thường xuyên thăm đồng, cần đặc biệt chú ý tới những điểm thường có các ổ rầy những vụ trước.

 

  • Khi rầy vượt qua ngưỡng phòng trừ có thể sử dụng các loại thuốc có tác ñộng chọn lọc và áp dụng chiến lược thay thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng gồm: Regent 800 WG, Admire 50EC, Trebon 10 EC, Applaud 10WP, Oncol 5 G,
  • Nguồn Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

zalo
0339091090