GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ KINH TẾ CỦA THANH LONG (RỒNG XANH)

Ngày đăng: 03-05-2019 09:10:10

Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây thanh long

1.2.1 Giá trị dinh dưỡng

        Trái thanh long chứa nhiều nước có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều vitamin C. Thành phần dinh dưỡng trái thanh long tính trên 100 g ăn được gồm:

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trên 100 g phần ăn được

Thành phần

Giá trị

Thành phần

Giá trị

Brix (%)

13

P2O5 (mg)

8,7

Đường khử (g)

6,1

Ca (mg)

134,5

Đường tổng số (g)

11,5

Mg (mg)

60,4

Acid hữu cơ (g)

0,13

Vitamin C (mg)

9,4

Protein (g)

0,53

0,71

K (mg)

212,2

 

 

(Nguồn: Nguyễn Văn Kế, 2003)

            Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu nhuận tràng, chữa các chứng bệnh viêm phế quản, lao phổi, tim mạch. Trái thanh long rất thích hợp cho người bị rôm sẩy, mụt nhọt, táo bón. Nhiều nơi còn lưu truyền bài thuốc dân gian dùng hoa và thân thanh long chữa trị ho. Trái chín và búp non được sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn gia đình, thanh long được trồng để làm hàng rào, chăn nuôi gia cầm, các cành non thanh long được sử dụng làm thức ăn cho bò hiệu quả. Hiện nay cây thanh long còn được dùng làm cây cảnh vào dịp tết nguyên đán với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

1.2.2 Giá trị kinh tế cây thanh long

1.2.2.1            Tình hình sản xuất

            Trong những năm qua, sản xuất thanh long đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần phát triển kinh tế các địa phương, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng thanh long. Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2013), diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, diện tích cho thu hoạch hơn 23.820 ha, sản lượng ước tính trên 520.000 tấn/ha.

            Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước với diện tích chiếm hơn 71% diện tích toàn quốc. Toàn tỉnh tiếp tục thực hiện đẩy mạnh về diện tích cũng như chất lượng trái thanh long theo hướng sản xuất an toàn (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015).

1.2.2.2 Tình hình tiêu thụ

            Thanh long được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng trái cây tươi, lượng trái phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 15 - 20% sản lượng và 80 - 85% sản lượng chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Cuối năm 2011, cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Thanh long Bình Thuận" với tên nhãn là "Bình Thuận DRAGON FRUIT".

            Năm 2013, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu chính ngạch 25.917 tấn thanh long đạt kim ngạch xuất khẩu 22,63 triệu USD. Xuất khẩu thanh long Việt Nam đã tới 40 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ. Ngoài một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thanh long từng bước tiến vào thị trường Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chi Lê tạo được sự đa dạng trong cơ chế thị trường (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2015).

CÁC SẢN PHẨM TỪ THANH LONG

ks Công Đoàn

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

© Website được tạo Miễn phí trên nền tảng Jweb.vn

zalo
0339091090