BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA (Scotinophora lurida Burm)

Ngày đăng: 06-01-2018 13:14:22

BXÍT ĐEN HI LÚA

Scotinophora lurida Burm. Họ bọ xít 5 cạnh: Pentatomidae

Bộ cánh nửa: Hemiptera

 

1)    Phân bố

Trên thế giới có 3 loài bọ xít Đen hại lúa. Theo Heinrichs (1994), ở Việt nam có 2 loài là Scotinophora coarctata Fabricus và S. lurida Burmeister. 2 loài này có phân bố rộng, tại các nước trồng lúa Châu Á như Băngladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, Cămpuchia, Malysia, Thái Lan, Philipin. Loài thứ 3, S. latiuscula Breddin phân bố ở Indonesia và Philipin. Theo các tài liệu trong nước, ở Việt Nam thường gặp loài S. lurida.

2)   Ký chủ

Ngoài cây lúa, có thể phá hại các cây mì mạch, ngô, kê, mía, đậu đỗ.

  • Triu chng và mc ñộ gây hại Trong một vài năm gần ñây, từ

 

 

 

Hình 8.3. Bọ xít đen hại lúa

  1. Bọ xít trưởng thành; 2. Ổ trứng trên cây;
  2. Bọ xít non tuổi 5; Vị trí bọ xít gây hại

(theo Hồ Khắc Tín) một loài dịch hại thứ yếu, bọ xít đen đã trở thành loài gây hại quan trọng và dịch bọ xít đen được ghi nhận ở Philipin vào năm 1982, Malaysia và Indonesia vào các năm 1978, 1979 (Heinrichs (1994)). Bọ xít đen phân bố rộng ở nước ta. Có năm có nhiều tỉnh bị bọ xít đen phát sinh thành dịch đã gây hại nghiêm trọng. Tháng 8/1964, tại các xã Khánh Hội, Khánh Lợi, Khánh Vân (huyện Yên Khánh - Ninh Bình) đã có hàng chục mẫu lúa mùa bị bọ xít phá hại nặng, mật độ bọ xít đạt trên 80 con/m2. Vụ mùa 1967, hợp tác xã Tràng An (huyện Thanh Oai - Hà Tây) có 5 mẫu lúa chín đỏ đuôi bị bọ xít hại nặng, làm cho cây lúa bị khô héo. Mật độ bọ xít 9 - 13 con/khóm.

Bọ xít trưởng thành và bọ xít non chích hút nhựa lá, thân, đòng cây lúa để lại điểm đốm màu vàng. Cây lúa bị bọ xít hại nhẹ, cây sinh trưởng phát triển kém, nếu bị nặng toàn cây khô héo và chết từng khóm. Cây lúa ở thời kỳ trỗ bị bọ xít phá hại thì bông lúa bị lép hoặc bạc trắng ảnh hưởng lớn đến năng suất. Hạt bị hại có đốm nâu. khi bị hại nặng lúa bị “cháy” như cháy rầy. Nghiên cứu của Heinrichs và CTV (1987) chỉ ra rằng với mật độ 10 bọ xít/khóm, năng suất lúa có thể bị giảm 14,7% (giống kháng) đến 23% (giống nhiễm).

4)    Hình thái

Bọ xít trưởng thành con cái thân dài 9 - 9,5 mm, con đực thân dài 8,5 mm. Thân hình bầu dục, lưng và bụng nhô ra như nhau. Phiến mai dài tới cuối bụng nhưng bề ngang không che hết bụng. Phiến giữa và phiến cạnh của đầu dài bằng nhau. Góc trước mảnh lưng ngực trước mọc ngang ra một gai không dài, không nhọn. Góc cạnh mảnh lưng ngực trước có một mấu lồi ngắn, không nhọn. Mắt đơn màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu màu nâu tro. Toàn thân nhìn chung màu đen.

Bọ xít đen mới nở hình hơi tròn, dài độ 1 mm. Mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, khi đẫy sức màu nâu tro. Trứng hình cốc. Trứng mới đẻ màu xanh nhạt, sau thành màu nâu đỏ hoặc nâu xám.

5)    Tập tính sinh sống và qui luật phát sinh gây hại

Bọ xít trưởng thành có xu tính ánh sáng. Ban ngày sợ ánh nắng, do đó thường ẩn náu ở phía dưới của khóm lúa. Sau buổi chiều tối hoặc những ngày trời râm mát có thể bò lên phía trên để phá hại. Trưởng thành có thể bay khá xa nếu gặp gió. Bộc lộ xu tính mạnh với ánh sáng.

Bọ xít giao phối phần nhiều từ 6 giờ -7 giờ chiều. Mỗi con cái có thể giao phối 4 - 5 lần, sau khi giao phối 7 ngày thì đẻ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ từ 10 - 600 trứng, trung bình trên dưới 200 trứng. Bọ xít đẻ trứng thành ổ trên bẹ lá cách mặt nước 5-7 cm, có lúc chúng đẻ ở chóp lá hay trên cỏ dại. Trứng xếp thành 2 hàng, nếu trứng bị ngâm nước 24 tiếng đồng hồ thì trứng bị ung không nở.

Bọ xít non vừa nở sống tập trung bên ổ trứng, hoạt động chậm chạp. Sau lần lột xác thứ 1 thì bắt đầu phân tán, nấp phía dưới khóm lúa để hút nhựa cây. Lột xác 4-5 lần. Từ sau tuổi 3 trở đi, sâu có tập quán sinh sống tương tự trưởng thành.

Trưởng thành qua đông chui xuống các vết nứt nẻ hoặc trong bụi cỏ, rơm rác, đôi khi tới ñộ sâu 20-30cm.

Thời gian sinh trưởng phát dục các giai đoạn của bọ xít đen như sau: Trứng 4 - 8 ngày, trung bình 5 ngày.

Bọ xít non 35 - 53 ngày, trung bình 40 ngày. Bọ xít trưởng thành sống đến 10 - 10 tháng rưỡi.

Bọ xít thường phát sinh gây hại nhiều ở những ruộng lúa cấy sớm xanh lốp, có nhiều cỏ dại. Hàng năm bọ xít có thể hình thành 2 lứa. Lứa từ tháng 3 - 5 và lứa từ tháng 8 - 9 phá hại lúa con, đứng cái và làm đòng. Đã phát hiện ñược 18 loài thiên địch trong ñó có 7 loài bắt mồi, 10 loài ký sinh và 1 loài vật gây bệnh (Phạm Văn Lầm, 2002)

6)    Biện pháp phòng chống

Sử dụng các biện pháp phòng trừ như đối với rầy xanh đuôi đen. Ngoài ra ở những cánh đồng có điều kiện tưới tiêu thuận tiện thì vào thời kỳ bọ xít đẻ trứng rộ có thể hạ mức nước trong ruộng để bọ xít đẻ trứng ở vị trí thấp hơn, sau đó cứ cách 4 ngày một lần cho nước vào cao hơn vị trí ban đầu, ngâm 24 giờ. Làm 2 - 3 lần như vậy có thể tiêu diệt được nhiều trứng bọ xít.

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

zalo
0339091090