Bệnh Nấm Cuống Hại Nho Và Biện Pháp Phòng Trừ

Ngày đăng: 14-06-2021 17:08:56

Bệnh Nấm Cuống Hại Nho Và Biện Pháp Phòng Trừ

THUỐC TRỪ BỆNH Nấm Cuống Hại Nho

 

1. Triệu chứng bệnh nấm cuống trên cây nho

- Bệnh này đang là mối đe dọa đối với người trồng nho.

- Bệnh này chủ yếu gây hại trên cuống trái, từ khi bắt đầu ra hoa đến khi trái lớn và chín. Bệnh hầu như không gây hại trên lá và trái như các bệnh sương mai, phấn trắng.

- Quan sát trên cuống chùm hoa hoặc cuống chùm trái sẽ thấy những vết màu nâu, lúc đầu hơi ướt, về sau làm khô teo một đoạn cuống, gây tắc mạch dẫn nước và dinh dưỡng.

- Tuỳ theo vết bệnh xuất hiện ở cuống lớn hay cuống nhánh, cuống nhỏ mà làm héo từng phần hay toàn bộ chùm hoa, chùm trái, làm giảm năng suất đáng kể.

- Ngoài ra, nấm bệnh còn tiếp tục phá hại cuống trái nho trong quá trình bảo quản và vận chuyển làm rụng và thối trái

2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh nấm cuống trên nho

- Bệnh do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra mà triệu chứng tương tự nhau.

- Bệnh gây hại nặng vào tháng mưa nhiều và những tháng mùa khô trong điều kiện có sương nhiều.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh nấm cuống

- Sử dụng các loại giống sạch bệnh để đưa vào trồng và sản xuất

- Đảm bảo mật độ trồng, khoảng cách trồng để đảm bảo độ thông thoáng

Hoặc có thể phòng trừ bằng một trong những loại thuốc sau:

  • Bayfidan 250 EC, 0,4% lít/ha
  • Curzate M8, 1kg/ha
  • Topsin M 70 WP, liều lượng 0,5-0,7 kg/ha
  • Ridomil MZ 72 BHN, liều lượng 2-3 kg/ha

Ngoài ra có thể phun CuSO4 (phèn xanh) 0,05-1%. Lưu ý thuốc có thể gây cháy lá, cần chú ý khi sử dụng.

 

 
Nguồn: Giáo trình Mô Đun quản lý dịch hại nho Bộ NN&PTNT

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

© Website được tạo Miễn phí trên nền tảng Jweb.vn

zalo
0339091090