Bệnh mốc sương trên cây nho và Thuốc đặc trị Bệnh mốc sương trên cây nho

Ngày đăng: 14-06-2021 21:32:43

Bệnh mốc sương trên cây nho và Thuốc đặc trị Bệnh mốc sương trên cây nho

Tên khoa học: Plasmopara viticola

Thuốc đặc trị Bệnh mốc sương trên cây nho

DIPOMATE 430SC, hay PYLACOL 700WP

1.. Bệnh mốc sương

1.1. Triệu chứng của bệnh mốc sương trên nho

- Nấm chủ yếu tấn công vào lá non và lá bánh tẻ.

- Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các vết màu vàng với kích thước và hình dáng không đồn đều, sau đó mọc lên các bào tử nấm màu trắng.

- Nấm còn tấn công cả vào hoa làm hoa bị tiêu hủy.

- Những quả bị bệnh nấm mốc sương gây ra có màu vàng hơi đỏ, bị chín ép và rụng mà ít được người trồng nho nhận thấy..

Hình 4.2.1. Triệu chứng bệnh mốc sương trên lá nho

Hình 4.2.2.Triệu chứng bệnh mốc sương trên quả nho

1.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh của bệnh mốc sương trên nho

- Bệnh suất hiện vào thời kỳ nho sinh trưởng mạnh về thân lá ở những vùng có khí hậu ấm và ẩm. Trong điều kiện thiếu mưa bệnh ít phát triển.

- Bệnh này do nấm Plasmopara viticola gây ra, nông dân ở vùng nho Ninh Thuận thường được gọi là bệnh nấm trắng, nấm lá hay nấm vàng.

- Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều. Tại Ninh Thuận nho bị bệnh nấm mốc sương với tỉ lệ bệnh cao vào các tháng mùa mưa 9, 10, 11 và một số thời điểm có sương nhiều của vụ khô

1.3. Biện pháp phòng trừ

- Dung dịch Boócđô (sunfat đồng + vôi) 1% hoặc sunfat đồng 0,05 – 0,1% có thể được dùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh. Đã trên 100 năm sử dụng, cho đến nay Boócđô vẫn được coi là một loại thuốc hữu hiệu để bảo vệ cây trồng.

- Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng các hợp chất có đồng vì dễ gây ra cháy lá và gây ngộ độc cho nho, tốt nhất là chỉ nên dùng vào cuối vụ khi quả lớn và lá đã già.

 Nguồn: Giáo trình Mô Đun quản lý dịch hại nho Bộ NN&PTNT

 

 

 

DIPOMATE 430 SC

 

DIPOMATE 430 SC là thuốc trừ nấm tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, đăng ký phòng trừ lem lép hạt lúa.

DIPOMATE 430 SC còn cung cấp các trung và vi lượng tối cần thiết cho cây như Lưu huỳnh (S), Mangan (Mn) và Kẽm (Zn).

Cách sử dụng: Liều lượng: 3,0 lít/Ha. Pha 120 - 180 ml/bình 16 - 25 lít nước. Lượng nước phun: 400 lít/Ha.

Thời điểm phun: Phun thuốc khi lúa sắp trổ hay bắt đầu trổ. Bệnh nặng thì nên phun thêm lần 2 sau khi trổ đều.

Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày. 

Pylacol 700WP

Thuốc Trị Nấm Cho Cây Cảnh, Hoa Hồng, Phong Lan Pylacol 700WP: Sử dụng cho cây lương thực: Lúa, ngô (bắp), khoai, lạc (đậu phộng), đậu nành... Sử dụng cho hoa màu: Dưa hấu, dưa leo, bắp cải, xà lách, cà rốt, cà chua, bầu, bí, mướp, hành, hẹ, tỏi, ớt, mướp đắng, su hào, gừng... Sử dụng cho cây công nghiệp: Cà phê, tiêu, điều, trà, cao su, thuốc lá, bông vải, mía, dâu tằm... Cây ăn trái: Sầu riêng, xoài, cam quýt, nhãn, bưởi, mận, táo, thanh long, nho, mãng cầu, măng cụt, sơ ri, ổi, vải thiều, hồng, đào, chôm chôm, đu đủ, dứa,... , phun hoặc tưới định kỳ 30 ngày/lần Hoa kiểng, phong lan: Phong lan, hoa hồng, hoa nhài, cúc, huệ, mai, vạn thọ, tuylip, cẩm chướng, bonsai,... , phun hoặc tưới 7-10 ngày/ lần

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

© Website được tạo Miễn phí trên nền tảng Jweb.vn

zalo
0339091090