Phòng trị bệnh thán thư trên cây hồng

Ngày đăng: 02-07-2018 22:40:34

Bệnh thán thư xuất hiện trên nhiều giống hồng, gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá hồng. Vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ, viền nâu, hơi lõm xuống, có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Bệnh thán thư làm cây hồng sức sinh trưởng giảm đáng kể.

Dấu hiệu bệnh thán thư trên lá hồng
Dấu hiệu bệnh thán thư trên lá hồng

 

Trên lá hồng già, tâm vết bệnh thường có màu xám nhạt và thường bị rách ở phần mô bệnh. Nhiều vết bệnh tập hợp thành những mảng cháy lớn trên mặt lá, có thể đạt kích thước đến 2 cm. Mô bệnh ở giai đoạn sau thường hình thành các chấm đen nhỏ li ti gọi là đĩa đài của nấm gây bệnh. Trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh phát triển nhanh, nhũn nước và không có viền rõ rệt. Bệnh nặng làm lá chết khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây hồng.

Những chấm nhỏ li ti khi bệnh thán thư xuất hiện
Những chấm nhỏ li ti khi bệnh thán thư xuất hiện
Vết bệnh có xu hướng lõm xuống
Vết bệnh có xu hướng lõm xuống
Các giai đoạn phát triển bệnh thán thư trên cây hồng
Các giai đoạn phát triển bệnh thán thư trên cây hồng 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên hồng

Bệnh gây hại nặng cho hồng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, cây hồng trồng không được thông thoáng, ít chú ý vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh, ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và tưới quá nhiều nước vào buổi chiều tối làm cho nhiều giọt nước đọng lại trên lá.

Các dạng triệu chứng bệnh thán thư và nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên hồng (A, B & C: Các dạng triệu chứng bệnh trên lá và hoa hồng; D: Gai cứng và bào tử nấm Colletotrichum sp.)

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên hồng

Bệnh được xác định do nấm Colletotrichum sp. gây ra, thuộc lớp nấm bất toàn, đĩa đài chứa nhiều bào tử và có nhiều gai cứng màu nâu đen. Nấm lưu tồn trong bộ phận bị bệnh và lây lan qua cây hồng, tiếp xúc giữa các lá, nước làm trôi bào tử từ vết bệnh và gió giúp phát bào tử từ nơi nầy sang nơi khác. Bào tử mọc mầm và thường xâm nhiễm qua biểu bì lá bằng một cấu trúc được hình thành từ đầu của sợi nấm gọi là đĩa áp (appressorium).

Cách phòng trừ  bệnh thán thư cho cây hồng

 Để phòng ngừa bệnh thán thư, ta cần thực hiện tương tự như bệnh đốm đen. Khi bệnh mới xuất hiện, không tưới nước trực tiếp lên lá, cách ly cây bệnh và phun trên cả hai mặt lá (cần pha thêm chất bám dính nếu phun vào mùa mưa) hoặc phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất difenoconazole, propicoriazole, azoxystrobin, tricyclazole, carpropamid. Trước mắt có thể sử dụng các loại thuốc đang bán trên thị trường như Score 250ND, Rocksai Super 525SE, TILT Super 300EC, Help 400SC, Nevo 330EC,… theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì. Chú ý sử dụng luân phiên các loại hoạt chất thuốc sau 3-4 mùa vụ. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc chứa 2 hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole như Amistar top 325SC

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

zalo
0339091090