Bệnh thán thư hại xoài - Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày đăng: 14-06-2021 16:34:16

Bệnh thán thư hại xoài - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides Penz

1. Triệu chứng bệnh

          Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây:

* Trên lá: Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

* Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

* Trên hoa: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa. Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.

 

* Trên quả: Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh

          Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Thuộc họ Melanconiaceae, bộ Menaconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colleterichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.

          Nấm có phạm vi ký chủ rất rộng gây hại chủ yếu trên xoài, bơ, hành chanh, cam, bưởi, quýt, đu đủ, cà phê, ớt, cà chua…Ngoài ra, Colltotrechum gloeosporioides còn tồn tại trên một lọa các cây ký chủ thứ yếu như cây cúc, khoai sọ, cây bạch đàn, chuối, hồng, long não, cây sầu riêng, cây vải…

          Cành hình thành trên vết bệnh gồm các lông gai tròn, hơi dài hoặc không đều, kích thước lớn có thể tới 500 µm có 1-4 vách ngăn, màu nâu thường phồng nhẹ ở góc và thon nhẹ ở đỉnh. Bào tử đôi khi cũng được sinh ra trên lông gai. Bào tử phân sinh hình trụ với các đầu hơi tù, đôi khi hơi nhọn, đỉnh tròn, cuống hẹp trong suốt, không có vách ngăn, kích thước 9-24 x 3-6 µm hình thành trên các bào tử phân sinh hình trụ trong, khối bào tử có màu hồng nhạt.

          Tản nấm trên môi trường PDA có màu trắng xám đến xám đạm. Giai đoạn hữu tính thường hình thành trên lá hoặc ngọn đã chết. Quả thể mở hình thành riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, hình cầu hoặc hình quả lê với kích thước 85-350 µm lỗ mở hơi nhú lên hình tròn, các túi (có 8 bào tử túi) hình chùy tới đáy trụ, dày lên ở đỉnh túi và có kích thước 35 -80 x 8-14 µm. Các túi nằm rải rác với các sợi nấm vô tính nằm ở đáy quả thể. Các bào tử túi thường cong hình con nhộng hơi cong nhẹ đơn bào.

          C.gloeosporioides là loại nấm hoại sinh phổ biến và xâm nhập chủ yếu trên các mô chết và mô tổn thương. Bào tử này mầm đòi hỏi độ ẩm gần 100%. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở điều kiện khô hơn khi bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh xâm nhập trên mô bị tổn thương và mô già. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng trong nhiều vụ dịch bệnh, đặc biệt trên quả.

Nấm chủ yếu gây hại chính trên các phần non của cây như chồi, lá, cành non vào giai đoạn ra lá, trên bông và trái vào giai đoạn ra bông, tạo trái. Do thích ẩm, lây lan nhanh nhờ nước nên nấm phát triển rất nhanh khi trời nóng ẩm nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương. Các bộ phận của cây bị bệnh rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm khi gặp điều kiện thích hợp.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

          Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ tới 4oC, nhưng tối thích là 25-29oC.

Bề mặt mô bệnh ẩm ướt kéo dài có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, xâm nhiễm và sinh trưởng của C.gloeosporioides.

          Bệnh thán thư xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Bệnh hại mạnh nhất ở giai đoạn vườn ươm. Trên vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn xung yếu của cây. Ở giai đoạn ra hoa mức độ hại là cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 7 trong năm do điều kiện ẩm độ không khí cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

4 Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm C.gloeosporioides là tác nhân gây bệnh có tính cơ hội. Do đó, việc tránh tổn thương cho cây có tâm quan trọng đặc biệt.

* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.

* Biện pháp hóa học:

      DÙNG THUỐC TRỪ BỆNH CÓ HOẠT CHẤT MANCOZEB, HOẶC GP - 01( ĐẶC TRỊ THÁN THƯ)

          Khi thu hoạch xoai, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt đòi hỏi thao tác cẩn thận, tránh gây tổn thương. Tổn thất do bệnh thán thư gây nên là rất lớn nên việc phòng chống bệnh thán thư trước và sau khi thu hoạch rất cần thiết đối với cây ăn quả có gia trị cao như cây xoài.

nh-crbenzim-500fl-100ml105342153

 

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

© Website được tạo Miễn phí trên nền tảng Jweb.vn

zalo
0339091090