Magie và Vai trò của Magie dối với cây trồng

Ngày đăng: 30-04-2019 10:22:21

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Mg2+ cho cây trồng

Độ dinh dưỡng của phân Magie được đánh giá bằng hàm lượng %MgO trong phân.

1. Tác dụng của Magie đối với cây trồng:

- Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

- Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

Canxi trong diệp lục (phải) được ví như Sắt trong máu (trái)

Magie trong diệp lục (phải) được ví như Sắt trong máu (trái)

- Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.

 

- Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.

* Biểu hiện cây trồng thiếu Magie:

Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Biểu hiện thiếu Magie trên cây trồng

Biểu hiện thiếu Canxi ở lá cây

Biểu hiện thiếu Magie trên cây trồng

Triệu chứng đầu tiên là lá nhạt, sau đó gân lá chuyển vàng. Trong một số loại cây, có thể sẽ đốm đỏ hay màu tím trên lá.

Sự biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc rất lớn vào cường độ ánh sáng mà lá được tiếp xúc. Cây trồng ít được tiếp xúc với ánh sáng sẽ dễ thấy các triệu chứng hơn.

Điều gì cản trở cây hút Mg?

Khi môi trường đất quá chua, hàm lượng Mg trao đổi giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hút Mg của cây. Khi đất chua thì nhôm di động (Al++) sẽ cao, cũng cản trở rất lớn đến hút Mg để tạo chất khô cho cây.

Ví dụ, cây ngô trồng trong môi trường đất chua, pH 4, có bổ sung 0,1 milimol nhôm, sau 23 ngày thân cây chỉ hút được 0,12% Mg, còn ở pH 6, thì cây hút đươc 0,28% Mg vào trong thân cây. Cũng chiều hướng như vậy, nhưng ở trong rễ thì ảnh hưởng này còn lớn hơn rất nhiều: Sau 23 ngày, trong rễ cây chỉ hút được 0,08% Mg ở pH 4, còn ở môi trường pH 6 và không có bổ sung 0,1 milimol nhôm thì rễ ngô hút được 0,47% Mg.

Như vậy, khi cây ngô trồng trong điều kiện đất chua nhiều thì sẽ rất ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Vì ngay cả phun phân bón lá có chứa Mg thì cây cũng hút được rất ít so với không phun Mg.

Còn trong đất lúa thì sao?

Tại Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 6 nhóm đất có hàm lượng Mg trao đổi từ 15,5 ppm (pH 5,5), đến 51,4 ppm (pH5,6). Thí nghiệm bón bổ sung 18,75 kg Mg/ha cho lúa. Kết quả chỉ có 2 loại đất có hàm lượng Mg trao đổi là 15,5 và 23,0 ppm có năng suất lúa tăng được 16,5-17,4%. Như vậy có thể kết luận đất có hàm lượng Mg trao đổi trên 23 ppm là cao, nên bón thêm Mg không có hiệu lực, thậm chí Mg trao đổi trong đất quá cao (51,4 ppm) làm giảm năng suất lúa. Các tác giả đã xếp hạng, nếu hàm lượng Mg trao đổi trong đất dưới mức 6 ppm là thấp, 6,26 ppm là trung bình và trên mức 6 - 7 ppm là cao. (GS.TS MAI VĂN QUYỀN)

2. Các loại phân và hợp chất chứa Magie

1/ Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 - 17% MgO.

Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie.

2/ Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO

Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO

Phân bón phốt phát từ xỉ lò được sử dụng trong nông nghiệp ở một số quốc gia.

Bảng Thành phần của xỉ cơ bản: P2O5: 15 - 20%; Al2O3: 0.5 - 2.5%; CaO: 42 - 50%; Fe2O3: 9 - 13%; SiO2: 4 - 6%; MnO: 3 - 6%; MgO: 2 - 5%

3/ Phân sunphat kali - magiê chứa 5 – 10% MgO

Các dạng khoáng vật bao gồm:

+ Kainit: MgSO4• KCl• H2O (19% K2O; 12,9% S; 9,7% MgO)

+ Schönit: K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O

+ Leonit: K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O

+ Langbeinit: K2SO4 • 2 MgSO4

+ Glaserit: K3Na(SO4)2

+ Polyhalit: K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2 H2O

Các loại khoáng chất có chứa Magie

4/ Dolomite và dolomite nung:

Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:

  Tỷ lệ % CaO/MgO
CaO MgO
Đá vôi dolomite A 54,7 - 42,4 0,9 - 9,3 90/10
Đá vôi dolomite B 42,4 - 31,6 9,3 - 17,6 75/25
Dolomite 31,6 - 30,2 17,6 - 20 60/40
Đá vôi 56,1 - 54,7 0 - 0,9

 

Dolomite và Dolomite nung Dolomite và Dolomite nung

Dolomite và Dolomite nung

Có thể dùng ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:

Nung từ dolomite: 29,3 - 33,3% MgO

Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 - 5,5% MgO

Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 - 29,3 MgO

5/ Secpentin: 

Quặng Secpentin

Quặng Secpentin

Secpentin là loại khoáng silica magie có chứa 2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9, ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất sắt. Hàm lượng MgO là 18-25% và SiO2 là 40-48%.

6/ Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg

Quặng Admontit

Quặng Admontit

Admontit là một khoáng vật borat magie với công thức hóa học MgB6O10·7H2O. Nó được đặt theo tên Admont, Úc. Khoáng vật này có độ cứng 2 đến 3.

7/ Quặng Dunit và Kiserit.

Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.

Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.

Kiserit (MgSO4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.

Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.

8/ Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6)

Magie chelate

Magie Chelate (EDTA-MgNa2)

Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium - Disodium complex, Magnesium sodium ethylenediaminetetraacetate

Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2

Khối lượng phân tử: 358.52

pH = 6.5 – 7.5

Dạng bột màu trắng xám, hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,95%

Xem thêm các hình ảnh cây trồng có triệu chứng (biểu hiện) thiếu Magie

 

Cây thanh long bị thiếu Mg

 

 

Ngô bị thiếu Maige

Cây Ngô bị thiếu Maige

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

© Website được tạo Miễn phí trên nền tảng Jweb.vn

zalo
0339091090