Các nguyên tố và phân bón vi lương

Ngày đăng: 27-10-2017 20:54:06

  1. Các nguyên tố và phân bón vi lương
  2. Sắt (Fe).

1.1. Fe trong cây.

Rễ cây hấp thu dạng Fe2+ và Fe3+, nhưng Fe3+ thường được khử thành Fe2+ trước khi rễ hấp thu. Sư hấp thu Fe3+ quan trọng đối với cây họ hòa bản. Các vai trò cơ bản của Fe đối với cây trồng bao gồm: phản ứng oxi hóa khử, tổng hợp diệp lục tố, thành phần của cytochromes, ferredoxin, leghemoglobin. Cần thiết cho quang hợp, hô hấp, cố định sinh học N. Fe không dễ dàng di chuyển trong cây, nên khi xuất hiện triệu chứng thiếu Fe, đầu tiên ở định sinh trưởng, lá non. Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng Fe: cây dừng sinh trưởng, vàng thịt lá non, lá bạc trắng khi thiếu nghiêm trọng.

Khi thừa Fe, cây có thể bị ngô độc, thường xảy ra trong điều kiện tiêu nước quá kém, điều kiện khử và hòa tan Fe2+ như điều kiện đất lúa nước.

1.2. Fe trong đất.

Các khóang Fe chứa 1 lượng rất lớn trong vỏ quả đất và là khóang phổ biến trong hầu hết các lọai đất. Bao gồm các khóang nguyên sinh, khoáng sét, oxides, hydroxides.

1.2.1.Fe hòa tan trong dung dịch.

Thường Fe hòa tan trong dung dịch thấp do khả năng hòa của các khóang Fe rất thấp . Fe(OH)3 vô định hình kiểm sóat nồng độ Fe hòa tan trong hầu hết các lọai đất.

Trên đất oxi hóa, tiêu nước tốt, nồng độ Fe3+ cao hơn rất nhiều so với Fe2+, trên đất bảo hòa nước, Fe3+ khử thành Fe2+.

Khả năng hòa tan của Fe phụ thuộc chủ yếu vào pH dung dịch đất.

Fe(OH)3 (đất + 3H+ ↔ Fe3+ + 3H2O

Fe3+ hòa tan thấp hơn 1000 lần khi pH tăng 1 đơn vị. Nên triệu chứng thiếu Fe thường xảy ra trên đất có pH cao.

1.2.2. Sư di chuyển của Fe đến rễ.

Fe di chuyển bởi khuếch tán và dòng chảy khối lượng. Do nồng độ Fe trong dung dịch đất rất thấp, nồng độ Fe3+ khoảng 10-6 - 10-24 mol/lít. Nên tổng lượng Fe hòa tan trong dung dịch rất thấp so với nhu cầu của cây, ngay cả trong đất chua với nồng độ Fe cao nhất.

Dạng chelate cung cấp đủ Fe cho rễ cây do tăng lượng Fe dạng hòa tan, tăng lượng Fe di chuyển bởi khuếch tán và dòng chảy khối lượng.

Chelate hóa là phức hóa các ion kim lọai bởi các phân tử hữu cơ, với các hợp chất hữu cơ được tổng hợp bởi rễ, từ tiến trình phân giải chất hữu cơ trong đất và dư thừa thực vật. Chelate là sản phẩm của các quá trình trao đổi chất bởi vi sinh vật.

Các chelate tự nhiên bao gồm các phức của citric và oxalic acid và cấu trúc của nhiều hợp chất chưa nhận diện được.

Các Chelate tổng hợp như DTPA, EDTA…

Chelate = "móng vuốt", có nhiều  vị trí liên kết, nên Chelate "bao bọc" ion kim lọai. Chelate hòa tan làm tăng khả năng hữu dụng các cation vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, đồng thời bảo vệ, ngăn cản các phản ứng kết tủa/hấp thụ các kim loại này. Nhưng việc tạo chelate bởi các gốc chức năng của chất hữu cơ có thể làm giảm khả năng hữu dụng các vi lượng, ví dụ, khả năng hữu dụng của Cu trong đất than bùn.

1.2.3 Chelate hóa và hấp thu Fe.

Chelate- Fe khuếch tán đến rễ cây, Khi Fe3+ được giải phóng ở bề mặt rễ, chelate tự do được khuếch tán ngược trở lại dung dịch đất và chelate tạo phức với ion Fe3+ khác. Khi tạo phức, chelate hóa lấy Fe hòa tan trong dung dịch, làm giảm nồng độ Fe. Đây là nguyên nhân để Fe hấp phụ được giải phóng hay các khóang Fe hòa tan, bù đắp Fe vào dung dịch.

1.3. Dinh dưỡng Fe và cây trồng.

Cây trồng khác nhau, khả năng hấp thu Fe khác nhau

Khả năng hấp thu đủ Fe ở nồng độ Fe hữu dụng trong dung dịch đất thấp khác nhau giữa giống và lòai.

Rễ các lọai cây hấp thu Fe hiệu quả thường thích ứng với nồng độ Fe trong dung dịch thấp.Cơ chế chính trong hấp thu hiệu quả Fe là cây trồng làm chua hóa vùng rễ bằng cách giải phóng H+, và giải phóng các hợp chất tạo chelate, hay giải phóng các tác nhân khử, các hợp chất Phenolic…làm tăng tốc độ hấp thu Fe. Ngoài ra cây trồng có khả năng khử  Fe3+ nhanh, cải thiện sự chuyển vị Fe từ rễ lên thân. Hoăc cây hình thành các tế bào chuyển giao, citrate và các acid hữu cơ khác

1.4 Triệu chứng thiếu Fe.

- Vàng lá do bón thừa vôi, như đậu nành hay đất có pH cao, đất đá vôi, đất tiêu nước kém, thoát nước kém, hay đất có bicarbonate cao và chất hữu cơ thấp.Thiếu các hợp chất tạo chelate là nguyên nhân quan trọng trong việc thiếu Fe. Triệu chứng thiếu Fe cũng có thể do tương tác giữa các chất dinh dưỡng. Khi đất thừa  Cu, Mn, Zn, Mo, P có thể gây ra thiếu Fe. Hiệu quả gây chua bởi nitrite hóa của phân NH4-N có thể làm tăng khả năng hòa tan củ Fe.

1.5. Phân  Fe

  1. Phân chuồng và các nguồn phân hữu cơ khác, cung cấp yếu tố tạo chelate với Fe
  2. Nguồn phân vô cơ.

2.1. (FeSO4, FeO)

2.2.Fe chelates.

1.4. Quản lý Fe

Bón phân vào đất thường không hiệu quả. Do vấn đề là khả năng hữu dụng của Fe chứ không phải là hàm lượng tổng số. Nên để nâng cao hiệu quả nên phunqua lá, hoăc tiêm vào cây đối với cây ăn quả (Xử lý "đinh rỉ" )

Fe-sulfate hay chelate tổng hợp

  1. Kẽm (Zn)

2.1.Zn trong cây.

Rễ hấp thu dưới dạng Zn2+ , vai trò chính của Zn là họat hóa Enzyme, thành phần của cấu trúc và điều hòa cofactor, trao đổi chất Carbohydrate, tổng hợp Protein như tryptophan và các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng Auxins (IAA).

Zn không chuyển vị trong cây dễ dàng. Triệu chứng thiếu Fe thường xảy ra đầu tiên nơi điểm sinh trưởng, lá non. Trên 1 số lọai cây, triệu chứng thiếu Zn có thể xảy ra trên lá già bên dưới. Triệu chứng thiếu biểu hiện sự sinh trưởng còi cọc, lóng ngắn, dạng hoa thị, dạng cây bụi. Do thiếu IAA nên lá xanh sáng, vàng hay trắng.  

Các lá bên trên của bắp có sọc trắng.

Lá bên dưới đậu nành màu vàng, màu đồng xỉn.

Lá dày, hẹp, nhỏ, có đốm, rụng lá, biến dạng quả

2.2. Zn trong đất

Hàm lượng rất thấp trong nhiều lọai khóang nguyên sinh và thứ sinh.

2.2.1. Zn trong dung dịch đất. Khả năng hòa tan của Zn được kiểm sóat chủ yếu bới pH dung dịch đất và khả năng hấp phụ trên bề mặt các khóang và chất hữu cơ  

Nguồn Zn chính trong dung dịch đất là chelate-Zn.

Khả năng hòa tan của Zn và pH đất: Đất-Zn (khóang zinc) + 2H+ ↔ Zn2+

Zn2+ hòa tan giảm 100 lần khi pH tăng 1 đơn vị

Tăng pH cũng tăng Zn hấp phụ

2.2.2. Hấp phụ Zn. Zn được hấp phụ trên bề mặt sét, Al- và Fe oxide, chất hữu cơ, và carbonate. Zn có lực nối rất mạnh trong hấp phụ nên các phức hữu cơ có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hữu dụng của Zn. Zn được hấp phụ bởi chất hữu cơ không hòa tan sẽ làm giảm Zn trong dung dịch. Zn trong dung dịch chủ yếu dạng chelate hóa

 

2.3. Sự di chuyển của Zn đến rễ.

Zn di chuyển chủ yếu bởi khuếch tán, chỉ 1 ít di chuyển do dòng chảy khối lượng.

Khuếch tán của chelate Zn là nguồn cung cung Zn quan trọng nhất do tăng hàm lượng Zn dạng hòa tan và tăng hàm lượng Zn di chuyển do khuêch tán và dòng chảy khối lượng

2.4. Trường hợp thiếu Zn.

Thường xảy ra trên đất có pH cao, đất đá vôi. đất xói mòn, mất lớp đất mặt, tầng đất sâu nhiều sét/đá vôi. Đât có sa cấu mịn, khả năng hấp phụ cao và điều kiện lạnh, ầm hoặc do tương tác giữa các chất dinh dưỡng như thừa Cu, Fe, Mn, và P có thể gây ra thiếu Zn.

Dinh dưỡng Ammonium làm chua hóa vùng rễ, tăng khả năng hữu dụng của Zn

Các cây trồng nhạy cảm như bắp và đậu đỗ. Cây vụ trước có nhu cầu Zn cao, bắp sẽ dễ bị thiếu Zn.

2.5. Phân Zn

Phân chuồng và các nguồn phân hữu cơ khác

Chelate+ Zn

Nguồn vô cơ

Zn-sulfate, ZnO. Bón vào đất có thể có hiệu quả, nhưng không cao so với phun lên lá.

Cây ăn quả trong giai đoạn cây con thiếu Zn sẽ được hồi phục nếu phun Zn.

Chelated Zn. Có thể bón vào đất hoặc phun qua lá, rất hiệu quả nhưng đắt.

Bón theo hàng, thường hiệu quả hơn bón vãi đều trên mặt đất

  1. Đồng (Cu)

3.1.Cu trong cây.

Rễ hấp thu dạng Cu2+, nhưng cũng có thể hấp thu dạng phức hữu cơ. Vai trò chính của Cu là tham gia các phản ứng oxi hóa-khử, thành phần của enzyme cytochrome oxidase, nhiều enzymes oxidase khác. Cần thiết cho quang hợp, hô hấp, lignin hóa,  hình thành hạt phấn và thụ phấn

Cu không chuyển vị trong cây dễ dàng. Triệu chứng thiếu xảy ra trước ở điểm sinh trưởng, lá non. Các triệu chứng thiếu như lá non có màu xanh sáng, xanh lục, vàng. Đuôi lá bị xoắn, khô đuôi lá, lá rũ. Hình thành hạt và phát triển quả kém

3.2. Cu trong đất.

Hàm lượng rất thấp trong nhiều lọai khóang nguyên sinh và thứ sinh.

3.2.1.Cu trong dung dịch đất. Khả năng hòa tan của Zn được kiểm sóat chủ yếu bới pH dung dịch đất và khả năng hấp phụ trên bề mặt các khóang và chất hữu cơ. Nguồn cung cấp Cu trong dung dịch chủ yếu là dạng phức hữu cơ (chelate).

Khả năng hòa tan của Cu và pH: Đất-Cu (khóang Cu 2H+ ↔ Cu2+

Cu2+ hòa tan giảm 100 lần khi pH tăng 1 đơn vị.

Các phản ứng thủy phân Cu, khi pH <7, Cu2+ chiếm ưu thế, pH >7, CuOH+ chiếm ưu thế.

Tăng pH cũng tăng Cu hấp phụ

3.2.2. Hấp phụ Cu. Cu được hấp phụ trên bề mặt sét, Al- và Fe oxide, chất hữu cơ, và carbonate. Cu được hấp phụ trên các khóang oxide và chất hữu cơ mạnh hơn bất kỳ nguyên tố vi lượng nào khác. Cu có thể hấp phụ trong dạng trao đổi với bề mặt khóang sét

Các phức hữu cơ có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hữu dụng của Cu. Cu được hấp phụ bởi chất hữu cơ không hòa tan sẽ làm giảm Cu trong dung dịch.

3.2.3.Chelate hóa Cu trong dung dịch. 1 lượng lớn Cu cũng có thể được giữ chặt hay đồng kết tủa trong cấu trúc của khóang sét và oxide

3.3. Cu di chuyển đến rễ.

Cu di chuyển đến rễ do khuếch tán, nên chelate Cu là dạng quan trọng trong việc cung cấp Cu cho cây.

3.4. Các trường hợp thiếu Cu.

Rất phổ biến trên đất than bùn, do khả năng hấp phụ Cu của các chất hữu cơ không hòa tan rất cao. Thiếu Cu cũng có thể xảy ra trên đất có pH cao, rửa trôi mạnh, đất cát.

Ngoài ra, thiếu Cu cũng có thể do nồng độ các ion Fe, Zn, và P.

3.5. Các cây trồng nhạy cảm với thiếu Cu

như ngũ cốc, carrot, hành củ.

3.6. Phân Cu 

- Phân chuồng và các loai phân hữu cơ khác, tạo chelate Cu.

- Phân heo và các chất thải rắn sinh hoc cũng có thể cung cấp 1 lượng lớn Cu.

- Nguồn phân vô cơ. Cu-sulfate là nguồn phổ biến nhất. Có thể bón vào đất hoặc phun lên lá.

- Chelate Cu. Có thể bón vào đất hoặc phun lên lá đều hiệu quả, nhưng giá đắt. Bón theo hàng có thể làm tổn thương rễ.

  1. Manganese (Mn)

4.1.Mn trong cây.

Rễ cây hấp thu dạng Mn2+, nhưng cũng có thể hấp thu Mn dưới dạng phức hữu cơ.

Vai trò chính của Mn: tăng cường quang hợp, tham gia các phản ứng oxi hóa khử (Mn2+ / Mn3+), khử carboxyl hóa, các phản ứng thủy phân. Mn2+ cũng có thể thay thế Mg2+ trong phosphoryl hóa  và 1 số phản ứng khác.

Mn không di chuyển dễ dàng trong cây. Khi thiếu Mn xãy ra trên các điểm sinh trưởng, lá non.

Các triệu chứng thiếu, thừa Mn: Vàng phần thịt lá non. Tương tự như thiếu Fe. Lá mất màu từng đốm. Khi thừa, Mn có thể gây ngộ độc trên đất quá chua, hình thành các vòng đốm màu đen, nâu (MnO2) trên lá già. Khi thừa Mn có thể gây ra triệu chứng thiếu Fe, Mg, Ca

4.2. Mn trong đất.

Mn được tìm thấy trong các khoáng nguyên sinh, khoáng sét, các oxide và hydroxides.

4.2.1.Mn trong dung dich đất.

Khả năng hòa tan của Mn được kiểm soát bởi pH, điều kiện oxi hóa khử, và sự hấp phụ trên bề mặt chất hữu cơ.

Một ít Mn2+ được hấp phụ dưới dang trao đổi được trên bề mặt khoáng sét.

Mn trong dung dịch chủ yếu là dạng chelate.

4.2.2.Khả năng hòa tan của Mn.

Mn trong dung dịch được kiểm soát bởi khả năng hòa tan của MnO2. Khoáng này hòa tan mạnh ở pH và điện thế oxi hóa khử thấp.

Trạng thái Mn2+ / Mn4+ trong đất.

MnO2 + 4H+ + 2e- ↔   Mn2+ + 2H2O

Vi sinh vật điều chỉnh trạng thái oxi hóa khử.

Hòa tan Mn2+ giảm 100 lần khi pH tăng 1 đơn vị. Khi pH tăng cũng làm tăng khả năng hấp phụ Mn trên bề mặt chất hữu cơ.

4.3. Sự di chuyển của Mn đến rễ do khuếch tán

Một ít Mn hấp thụ trao đổi trên bề mặt khoáng sét.

Chelate Mn là dạng chính hòa tan trong dung dịch và di chuyển đến rễ.

4.4. các trường hợp thiếu/thừa Mn.

Trên đất có pH cao, đất đá vôi, đất có khả năng đệm thấp nhưng bón vôi với liều lượng cao, cũng có thể xảy ra trên đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Hoặc do tương tác với các cation khác như Cu, Fe, và Zn trong dung dich cao.

Ảnh hưởng chua hóa của phân NH4-N có thể làm tăng khả năng hữu dụng của Mn.

Thời tiết khô hạn cũng có thể xảy ra thiếu Mn trên đất có hàm lượng Mn thấp.

Cây có thể bị ngộ độc trên đất quá chua, bón vôi giải quyết được vấn đề này do giảm khả năng hòa tan của Mn..

4.5. Phân bón chứa Mn. 

- Phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác. Cung cấp tác nhân tạo chelate với Mn.

- Mn-sulfate là nguồn phổ biến nhất. Có thể bón vào đất hay phun lên lá. Bón theo hàng hiệu quả hơn là bón vãi đều.

- Chelate Mn. Sử dụng phun quá lá, chelate bón vào đất thường không hiệu quả do

Fe hay Ca trong đất thay thế  Mn trong chelate nên có thể làm triệu chứng thiếu Mn nghiêm trọng hơn.

  1. Boron (B)

5.1. B trong cây. 

Rễ cây hâp thu B chủ yếu dưới dạng trung tính H3BO3. Vai trò chủ yếu của B là vận chuyển đường, tăng tính thấm của màng tế bào, thành phần của vách tế bào, nẩy mầm của hạt phấn, và phát triển ống phấn, kéo dài tế bào, phân chia tế bào…Phần lớn nhu cầu B là các ngoại bào như vách tế bào, hóa gỗ, mach dẫn…tương tự như vai trò của Ca, nhưng B có vai trò trong trao đổi chất.

B không di chuyển trong cây, khi thiếu sẽ xảy ra ở các điểm đang sinh trưởng, lá non. Do chỉ vân chuyển trong mạch mộc (thoát hơi nước) để phân bố B trong cây-tương tự như Ca. Triệu chứng thiếu B: dừng sinh trưởng mầm non, đầu rễ, vàng và chất lá non nhất. Lá biến dạng, đốt ngắn. Thân và cuống lá dày, không thụ phấn, hạn chế hình thành hạt và phát triển quả.

Triệu chứng ngộ độc B.  Giữa triệu chứng thiếu và ngộ đôc B là 1 khoảng rất hẹp, vàng đuôi và mép lá.

5.2 Bo trong đất.

Các nguồn cung cấp B:

- Tourmaline – là khoáng borosilicate chính trong đất.

- Chất hữu cơ –là thành phần của chất hữu cơ trong đất, và các phức B-hữu cơ.

- B hấp phụ trên bề mặt khoáng oxide- Fe, -Al.

B trong dung dịch đất. H3BO3 là dạng chủ yếu trong dung dịch đất khi pH từ 5-9. Khả năng hòa tan của B chủ yếu được kiểm soát bởi sự hấp phụ-giải phóng của B trên bề mặt khoáng. pH dung dịch và hàm lượng sét, oxides và chất hữu cơ là các yếu tố quan trọng quyết định khả năng hữu dụng của B trong đất.

Khả năng hữu dụng và triệu chứng thiếu B. B hòa tan cao trên đất chua. B bị hấp phụ mạnh trên đất có pH>6,5. B có thể bị rửa trôi trên đất chua, đất cát.

Triệu chứng thiếu B thường do hàm lượng B trong đất thấp, ngay cả đất đó có pH thấp.

Chất hữu cơ trong đất là nguồn dự trử quan trọng của B. Sự thiếu B có xảy ra với đất có khả năng khoáng hóa chất hữu cơ thấp.

Điều kiện đất khô hạn. Phần lớn B được hấp thu thụ động thông qua hấp thu nước, tương tự như Ca, phân bố trong cây theo dòng chảy khối lượng của thoát hơi nước. Hấp thu và vân chuyển liên tục trong mạch mộc là yếu tố quan trọng.

Giảm tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ

Tương tác dinh dưỡng. Hấp thu Ca và K cao, có thể thiếu B.

Sự di chuyển của B đến rễ. b di chuyển đến rễ bằng dòng chảy khối lượng và khuếch tán, nhưng chủ yếu bằng dòng chảy khối lượng trên nhiều loại đất. Khuếch tán B là yếu tố quan trọng trên đất có hàm lượng B thấp.

Ngộ độc B. Vùng khô hạn và bán khô hạn, nước tưới có nồng độ B cao, bón chất thải sinh hoạt cao.

Trên đất chua, Ca thấp tăng mức độ nhạy cảm B.

Bón vôi có thể làm giảm hấp thu B.

5.3. Phân Bo.

Phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác.

Phân vô cơ: Borax, Sodium borate, Solubor

Bón vào đất hoặc phun qua lá.

Bón đều để tránh ngộ độc.

  1. Chlorine (Cl)

6.1.Cl trong cây.

Rễ cây hấp thu dạng Cl -, nhưng Cl cũng có thể được hấp thu qua lá. Vai trò chính của Cl đều quan hệ với nước trong cây, như áp suất thẩm thấu, sức trương của lá, trung hòa điện tích K+

Rất di chuyển trong cây. Triệu chứng thiếu: héo, vàng khô lá, thường xảy ra trên lá non măc dù là ion rất di chuyển trong cây. Ức chế sinh trưởng rễ, lá có màu đồng xỉn.

Thừa Cl. Rất khác nhau về mức độ nhạy cảm, giảm hấp thu nước. lá dày và cuộn tròn, giảm chất lượng quả và củ.

6.2.Cl trong đất.

Rất di động, dễ rửa trôi. Dạng khoáng chính là muối chloride hòa tan, là anion chính trong đất mặn.

Tích lũy trong đất khô hạn, trên mực nước ngầm, tiêu nước kém

Rất ít Cl trong chất hữu cơ và hấp phụ trên bề mặt các khoáng.

Bổ sung do mưa, nhất là vùng ven biển

6.3. Khả năng hữu dụng và triệu chứng thiếu Cl.

Cl trong đất rất hòa tan và có khả năng hữu dụng cao. Nhưng đất rửa trôi mạnh có thể thiếu Cl. Do tương tác: Nitrate và sulfate có thể ức chế hấp thu chloride.  

Cl ngăn chặn 1 số bệnh trên rễ và lá. Lúa, khoai tây.

Di chuyển Cl đến rễ bằng dòng chảy khối lượng. 

Ngộ độc Cl. Thừa Cl thường là vấn đề phổ biến hơn là thiếu Cl

Cl có thể làm giảm sinh trưởng của cây trồng theo 2 hướng:

Có thể góp phần làm tăng lượng muối hòa tan trong đất, đất mặn, một số cây trồng rất nhạy cảm với ion Cl như cây ăn quả, đậu, bông vải, thuốc lá.

6.4. Phân Cl 

Phân hữu cơ, phân chuồng chứa Cl thấp

Phân KCl.

Các loai muối chloride khác.

 

  1. Molybdenum (Mo).

7.1. Mo trong cây.

Rễ cây hấp thu dạng MoO4 2- (molybdate). Nhu cầu của cây thấp hơn tất cả các nguyên tố dinh dưỡng tối cần thiết khác. Vai trò chính của Mo:

Các phản ứng oxi hóa khử -Mo (VI) / Mo (IV), khử nitrate cho nhu cầu N của cây-

Nitrogenase, Enzyme cho cố định N sinh học có liên quan đến hấp thu và vận chuyển Fe. Mo khá di chuyển trong cây nhưng triệu chứng thiếu N xảy ra trên cây họ đậu khi thiếu Mo do cố định N-giảm làm lá không mở, không hình thành phiến lá non.

Cải bông và các loại cây họ thập tự có nhu cầu Mo cao hơn các cây khác

Mo ít gây ngộ độc trên cây, nhưng cỏ có hàm lượng Mo cao có thể gây ngộ độc cho gia súc (trâu bò, cừu).

7.2. Mo trong đất.

Các khoáng nguyên sinh chứa molybdate, chất hữu cơ chứa 1 lượng nhỏ Mo, hấp phụ trên bề mặt các khoáng oxide Fe, Al tương tự hấp phụ P.

Nhưng Mo được hấp phụ ít chặt, được thay thế bởi phosphate

Mo trong dung dịch đất. Nồng độ Mo rất thấp trong dung dịch đất và phụ thuộc

pH dung dịch. Mo có tác động như là 1 acid yếu: H2MoO4 0, HMoO4 -, MoO4 2-,

MoO4 2- chiếm ưu thế khi pH tăng

7.3. Khả năng hữu dụng và triệu chứng thiếu Mo

Mo hữu dụng tăng khi pH tăng, Khả năng hữu dụng tăng 10 lần khi tăng 1 đơn vị pH, ngược với các nguyên tố vi lượng khác

Thiếu Mo trên đất chua với hàm lượng oxide Fe, Al cao.

Hấp thu Mo bị ức chế bởi nồng độ sulfate cao.

Nguồn N cung cấp. dinh dưỡng Nitrate tăng, ammonium giảm hấp thu Mo

Di chuyển của Mo đến rễ bằng dòng chảy khối lượng và khuếch tán, nhưng phần lớn do dòng chảy khối lượng.

Khuếch tán quan trọng trên đất có hàm lượng Mo thấp

Ngộ độc Mo. Thức ăn gia súc chứa Mo cao làm mất cân bằng giữa Mo và Cu trong thức ăn.

7.4. Phân Mo

Phân chuồng và các phân hữu cơ khác, hàm lượng Mo thấp, nhưng thường đủ nhu cầu của cây.

Phân vô cơ. Ammonium và sodium molybdates

Bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống.

Bón vôi thường làm giảm triệu chứng thiếu Mo

Nhưng chi phí cao và có thể gây ra triệu chứng thiếu các dinh dưỡng khác.

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

zalo
0339091090